Cảm nhận về công tác chuyển đổi số trong Tổng Công ty phát điện 2

Trong những năm trước đây, khi xem các chương trình truyền hình chuyên mục khoa giáo về công nghệ, phần lớn mọi người đều rất thích thú và ấn tượng bởi các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến. Với tôi lúc đó trong đầu luôn luôn xuất hiện những hình ảnh về những xưởng sản xuất lắp ráp sản xuất tự động, không thấy sự xuất hiện của con người, và liên tưởng một ngày nào đó Việt Nam cũng sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến như vậy để phát triển kinh tế xã hội.

Tại thời điểm này khái niệm tự động hóa được nhắc đến nhiều, cho đến những tháng cuối năm 2019 mới được nghe, tiếp cận với khái niệm Cuộc CMCN 4.0, một khái niệm không phải là mới đối với nhiều người nhưng đối với Tôi đó là một khái niệm mới , gây sự tò mò lớn. Và liên tiếp sau đó là những thông tin của truyền thông, báo chí nói về công cuộc chuyển đổi số của Chính phủ, tiến đến hình thành Chính phủ số.

 
Trong thời gian này, tôi cố gắng tìm kiếm những kiến thực trên mạng, lắp ghép những thông tin mình biết được, muốn tìm hiểu kỹ về công tác Chuyển đổi số nhưng vẫn cứ mơ hồ như người ta đang muốn bắt một cơn gió, cảm nhận được nó nhưng không thể nắm bắt cụ thể được. Mang theo những niềm háo hức đó, đến khi công tác chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty Phát điện 2 được triển khai, tôi đã thật sự quan tâm, theo dõi và dành thời gian cho công tác này liên quan đến nhiệm vụ của mình đang công tác.
 
Triển khai 5 lĩnh vực trọng tâm trong chuyển đổi số của EVN

1. Qua một số buổi được tham dự hội thảo và được tiếp xúc với kiến thức, nhiệm vụ của chuyển đổi số cụ thể của Tổng Công ty Phát điện 2, Tôi có được những hình dung nhất định và trên cơ sở đó có góc nhìn về công tác chuyển đổi số trong Tổng Công ty Phát điện 2 như sau:
 
(a) Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Tổng Công ty Phát điện 2 có nhiều thuận lợi trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
- Hạ tầng kỹ thuật số đã được trang bị hiện đại, các Nhà máy điện đều có hệ thống cáp quang, truyền dẫn; Hệ thống thông tin liên lạc nhiều lớp, Scada và khả năng kết nối internet tốc độ cao,…
- Chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động kỹ thuật dồi dào, có trình độ cao, tiếp cận khoa học công nghệ nhanh chóng.
- Công tác sản xuất kinh doanh đảm bảo (mặc dù có gặp khó khăn do dịch bệnh Covid - 19) để luôn có nguồn kinh phí thực hiện được công tác chuyển đổi số.
- Đã có được những cơ sở dữ liệu tương đối lớn được thu thập và tích lũy từ hệ thống Văn phòng điện tử tiến đến xây dựng văn phòng số và đang được nâng cấp, mở rộng để triển khai phục vụ công cuộc chuyển đổi số.

(b) Cách tiếp cận và triển khai đi đúng hướng, bám sát theo các chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Công cuộc chuyển đổi số đã được triển khai một cách tổng thể  toàn diện dựa trên việc ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
→ Tổng thể đến mọi bộ phận trong Tổng Công ty, đến từng các Đơn vị trực thuộc, Công ty con và trong từng các đơn vị thành viên này các đơn vị cũng triển khai đến từng bộ phận đều phải tham gia, đồng bộ thực hiện chuyển đổi số.
→ Toàn diện mọi khía cạnh từ việc số hóa dữ liệu trong toàn Tổng Công ty, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ,…và toàn diện trên lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty từ Quản trị nội bộ, Kỹ thuật Sản xuất, Đầu tư xây dựng, Viễn thông Công nghệ thông tin, Truyền thông.

(c) Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Lãnh đạo Tổng Công ty, đặc biệt là của Người đứng đầu: Ông Trần Phú Thái – CT.HĐQT; Trưởng Ban chỉ đạo ứng dụng cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động SXKD của Tổng Công ty và sự làm việc nỗ lực các 5 Tổ Công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo Tổ công tác phụ trách chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản trị; VT& CTNTT; Đầu tư xây dựng; Sản xuất; truyền thông và chuyển đổi nhận thức do các ông là thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty đảm nhận chỉ đạo.
Với việc có những yếu tố tiên quyết được xem như là những điều kiện cần cho công cuộc chuyển đổi số đã phân tích ở trên sẽ tạo được bệ phóng cho Tổng Công ty thực hiện công cuộc chuyển đổi số của mình kết hợp với những đề án, phương thức, lộ trình tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả trên cơ sở 6 bước cơ bản của chuyển đổi số sẽ là Điều kiện đủ để Chuyển đổi số của Chúng ta thành công.
 

2. Tôi rất tâm đắc với câu nói về công tác chuyển đổi số mà Tôi được nghe “Không nên nghĩ chuyển đổi số là những gì lớn lao mà phải bắt đầu từ những công tác chuyển đổi số nhỏ nhất”; để góp phần trong công cuộc chung về công tác chuyển đổi số của Tổng Công ty, cá nhân Tôi có ý kiến đóng góp để xây dựng dựa trên những hiểu biết quạn điểm cá nhân của mình ở 3 điểm như sau:

(a) Chú trọng vào việc xây dựng, hình thành văn hóa số hóa (ở đây chưa phải là văn hóa số mà là văn hóa số hóa); Số hóa là một cấp độ quan trọng trong việc chuyển đổi số , chúng ta phải hình thành được văn hóa, thói quen hằng ngày để số hóa vào trong công tác xử lý công việc hằng ngày như một cách thường xuyên, xem đó như là một việc hiển nhiên, biết ứng xử  từ chối không du di bỏ qua khi một cá nhân nào đó chưa ứng dụng còn sử dụng bản giấy,… cho những công việc nhỏ nhất để từ đó hình thành được văn hóa số hóa cho từng NLĐ mới có thể tiến đến sự đồng lòng đồng bộ trong công cuộc chuyển đổi số sâu này.

(b) Tìm kiếm, thu thập và phân tích được dữ liệu lớn là một yếu tố then chốt. Chúng ta đã có những kho dữ liệ và các ứng dụng rất tiến tiến như D-office; HRMS,…cần phải tận dụng và khai thác các kho dữ liệu và các tính năng của các ứng dụng này nhiều hơn, hiệu quả hơn; Đặc biệt cần có một vị trí công việc có thể là kiêm nhiệm như là chuyên viên phân tích dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu lớn để có sự hệ thống và khai thác sử dụng hiệu quá dữ liệu; mỗi dữ liệu, mỗi thông tin có giá trị sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với chiến lược, hiệu quả SXKD của Doanh nghiệp.

(c) Tăng cường tổ chức Đào tạo chuyên sâu cho một số lượng không nhiều CBCNV có tiềm năng về chuyển đổi số các kiến thức Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial intelligence), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Dữ liệu lớn (BigData), Internet vạn vật (IoT– Internet of Things) và chuỗi khối (Block Chain) để phụ vụ công việc lâu dài.

 

Tôi nghĩ bài viết này không hoàn toàn là một bài dự thi mà đúng hơn là những cảm nhận thực tế của tôi qua một thời gian được tiếp xúc với công tác chuyển đổi của Tổng Công ty Phát điện 2  nói chung và tại Công ty CPTĐ A Vương nói riêng; Tôi tin rằng công cuộc chuyển đổi số trong toàn Tổng Công ty sẽ đạt được những kết quả mong muốn; Chuyển đổi số là một công cuộc không phải một sớm một chiều, mà phải được xây dựng từ nền tảng vững chắc, trên nền tảng đó chúng ta luôn phải duy trì và phát triển; vì nếu đứng tại chỗ chúng ta sẽ tụt hậu trong thời đại công nghệ 4.0 này, nhưng khi nền tảng đã vững thì việc duy trì và phát triển sẽ không còn là vấn đề khó đối với Tổng Công ty chúng ta.

Và cuối cùng để kết thúc bài viết của mình Tôi xin mạn phép chia sẻ một khẩu hiệu dùng riêng của mình (có thể là chưa thực sự đúng nhưng có ý nghĩa đối với cá nhân) để hiểu một cách đơn giản về chuyển đổi số là“Chuyển đổi số không hẳn là vấn đề công nghệ mà là một sự khai thác + kết nối dữ liệu toàn diện trên nền tảng các ứng dụng tiên tiến”.

 
Bài viết đạt giải Nhì cuộc thi "EVNGENCO2 với công cuộc chuyển đổi số"
Đoàn Ngọc Vui - Công ty CP Thủy điện A Vương

  • 18/03/2022 08:18
  • Nguồn EVN.GENCO2